Trong quá trình sử dụng, các món đồ nội thất sang trọng như: bàn gỗ, tủ bếp, ghế gỗ… không thể tránh khỏi tình trạng bị trầy xước, thấm nước hay bám bẩn làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chất lượng. Do đó, sử dụng các lớp phủ bảo vệ nội thất nhà ở là giải pháp tuyệt vời để khắc phục những vấn đề trên. Cùng FYNIC tìm hiểu top 7 loại phủ bề mặt đồ gỗ đang được ưa chuộng trong nội dung sau đây.
Lớp phủ bảo vệ nội thất đồ gỗ trong nhà là gì?
Lớp phủ bảo vệ nội thất đồ gỗ là lớp vật liệu được dán ép, bao bọc trên bề mặt của các loại đồ nội thất, đồ gỗ hoặc ván gỗ. Các loại lớp phủ bảo vệ nội thất phổ biến gồm: phim dán PPF, Melamine, Veneer, Laminate, Acrylic… Những tác dụng chính của lớp phủ bề mặt có thể kể đến như:
- Bảo vệ: Lớp phủ bảo vệ nội thất bề mặt như “hàng rào bảo vệ” chống lại những tác động từ môi trường xung quanh như ánh nắng, nhiệt độ, độ ẩm và bụi bẩn. Điều này giúp đồ nội thất ít bị biến dạng, nứt nẻ, mục nát, ngừa mối mọt. Từ đó, bảo toàn giá trị sản phẩm.
- Tăng cường độ bền: Lớp phủ bảo vệ nội thất giúp đồ gỗ trở nên cứng cáp hơn, tăng khả năng chống chịu va đập và giảm hao mòn theo thời gian.
- Tăng tính thẩm mỹ: Các loại lớp phủ bảo vệ nội thất có màu sắc, hoa văn và vân gỗ rất đa dạng sẽ cải thiện tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Đồng thời, giúp người dùng có thêm nhiều lựa chọn về mẫu mã.
- Dễ vệ sinh và bảo trì: Đồ nội thất có thêm lớp phủ thường bóng mịn, dễ vệ sinh hơn. Từ đó sản phẩm luôn trong trạng thái sạch đẹp trong quá trình sử dụng.
Top 7 lớp phủ bảo vệ nội thất gỗ trong nhà
Các loại lớp phủ bảo vệ nội thất nhà và đồ gỗ có những đặc điểm, tính chất và ứng dụng đa dạng. Việc lựa chọn loại lớp phủ phù hợp sẽ tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và ngân sách thực tế của người dùng.
Bảo vệ bề mặt gỗ bằng PPF nội thất
Lớp phủ bảo vệ bề mặt gỗ PPF (Paint Protection Film) là lớp màng mỏng làm từ chất liệu polyurethane hoặc urethane nên có độ dẻo dai tốt và độ bền cao. Do đó, lớp phủ này được sử dụng phổ biến để bảo vệ các tài sản giá trị cao như thiết bị nội thất nhà ở, ô tô, xe máy… Những điểm nổi trội của phim bảo vệ PPF có thể kể đến như:
- Chống trầy xước: Phim PPF bảo vệ đồ nội thất khỏi các tác nhân bên ngoài như: va đập, móng vuốt thú cưng, vết xước do trẻ em chơi đùa, a hóa chất ăn mòn… giữ gìn nét đẹp vốn có của đồ nội thất.
- Khả năng tự phục hồi: PPF có cấu trúc các lớp polymer liên kết chéo đặc biệt. Do đó, khi bị vật nhọn tác động, các lớp này bị kéo dãn nhưng không đứt gãy và có thể co lại, làm lành vết xước sau khoảng thời gian nhất định.
- Chống thấm nước: Tình trạng thấm nước dẫn đến ẩm mốc, mục nát là điều làm người dùng băn khoăn khi dùng đồ nội thất gỗ. Tuy nhiên, PPF có khả năng kháng nước cực cao, loại bỏ hoàn toàn tình trạng thấm nước. Nhờ vậy, đảm bảo chất lượng và vẻ ngoài bóng bẩy cho đồ nội thất gỗ..
- Chống bám bẩn: Các vị trí như mặt bếp, bàn ăn dễ bám bẩn do dầu mỡ, thức ăn, nước uống… Với lớp phủ PPF, chất bẩn sẽ không thể bám dính mà chỉ trượt trên bề mặt nên rất dễ vệ sinh, lau chùi.
- Chống phai màu: Ánh nắng có chứa tia UV, tác nhân chính dẫn đến tình trạng phai màu nội thất. Phim bảo vệ PPF có khả năng cản tia UV giúp nội thất luôn sáng bóng và bền màu như mới.
Bảo vệ bề mặt gỗ bằng gỗ công nghiệp phủ Melamine
Một trong các lớp phủ bảo vệ nội thất nhà ở thường dùng là lớp phủ Melamine. Đây là loại phủ bề mặt làm bằng chất liệu Melamine – một hợp chất hữu cơ có khả năng chống ẩm, chống mài mòn và bền màu. Lớp phủ này thường được sử dụng rộng rãi cho các loại ván gỗ công nghiệp, gỗ ghép hoặc vật liệu cơ bản khác để bảo vệ và tăng tính thẩm mỹ. Ưu điểm của lớp phủ bảo vệ Melamine gồm:
- Độ bóng và màu sắc: Lớp phủ bảo vệ Melamine có độ bóng cao và khả năng giữ màu sắc cho bề mặt gỗ trong thời gian dài, giúp sản phẩm luôn bền đẹp, bắt mắt.
- Chống mài mòn: Lớp phủ này còn có khả năng chống trầy xước và mài mòn, bảo vệ đồ nội thất gỗ không bị tổn hại trong quá trình sử dụng.
- Khả năng chống ẩm: Lớp Melamine chống nước và ẩm tốt, hạn chế tình trạng phồng rộp, co ngót gỗ do thay đổi độ ẩm từ môi trường.
- Làm sạch dễ dàng: Bụi bẩn không bám dính trên bề mặt lớp phủ nên rất dễ vệ sinh và bảo quản.
- Màu sắc, họa tiết đa dạng: Lớp phủ Melamine đa dạng màu sắc, họa tiết, mang đến nhiều lựa chọn cho người dùng.
Bảo vệ bề mặt gỗ bằng gỗ công nghiệp phủ Veneer
Lớp phủ bề mặt Veneer được tạo bằng cách cắt gỗ thành lớp thật mỏng, có độ dày từ 0.3 – 0.6 mm hoặc hơn. Trên bề mặt của tấm gỗ Veneer mài nhẵn và có thể sơn phủ thêm lớp UV hoặc PU để tăng khả năng chống thấm nước, chống ẩm, chống bạc màu. Các loại gỗ để làm Veneer thường là gỗ tốt có màu sắc và vân gỗ đẹp như gỗ sồi, tần bì, óc chó, xoan đào…
Tiếp đó, những tờ Veneer được dán lên bề mặt của gỗ công nghiệp, gỗ ghép và các loại vật liệu khác tạo nên sản phẩm có bề mặt đẹp tự nhiên như gỗ thật. Với cách làm này, đồ nội thất hoàn chỉnh sẽ có cả tính ổn định của gỗ công nghiệp và vẻ đẹp của gỗ tự nhiên.
Bảo vệ bề mặt gỗ bằng gỗ công nghiệp phủ UV
Trong số các lớp phủ bảo vệ nội thất nhà ở, lớp phủ UV cũng được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất và ngành gỗ công nghiệp. Công nghệ này sử dụng tia cực tím (tia UV) để làm khô, đông cứng lớp sơn nhanh chóng. Các đặc điểm của lớp phủ UV bao gồm:
- Độ bóng và tính thẩm mỹ: Lớp phủ UV tạo nên bề mặt gỗ sáng bóng và đều màu cho sản phẩm nội thất trở nên bắt mắt hơn.
- Bảo vệ tốt: Lớp phủ UV bảo vệ bề mặt gỗ trước những tác nhân môi trường như ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ. Từ đó duy trì độ bền và vẻ đẹp của sản phẩm nội thất theo thời gian.
- Nhanh khô: Kỹ thuật làm khô hoặc đông cứng nhanh bằng UV giúp lớp phủ cứng và khô lại ngay khi tiếp xúc với ánh sáng UV, tối ưu thời gian hoàn thiện sản phẩm.
- An toàn với môi trường: Lớp phủ UV không chứa các chất độc hại nên an toàn cho người dùng và môi trường.
Ứng dụng đa dạng: Loại lớp phủ này có thể sử dụng trong nhiều lĩnh vực đa dạng như: sản xuất đồ nội thất, ngoại thất, vật liệu xây dựng và các ứng dụng khác liên quan đến gỗ.
Bảo vệ bề mặt gỗ bằng gỗ công nghiệp phủ Laminate
Lớp phủ Laminate là lớp phủ bảo vệ bề mặt tương tự Melamine nhưng dày hơn từ 0.5 – 1 mm. Đây là vật liệu tổng hợp làm bằng cách ép các lớp kraft paper hay còn gọi là giấy dép (loại giấy chất lượng cao) và resin (chất lỏng chống thấm) lại với nhau. Một số loại Laminate bổ sung thêm thành phần hạt khoáng để tăng tính kháng nước và chống mài mòn. Laminate thường dùng để phủ trên bề mặt gỗ công nghiệp MDF, HDF hoặc các loại vật liệu gỗ khác. Đặc điểm của lớp phủ Laminate:
- Độ bền cao, chống mài mòn: Lớp resin giúp cho bề mặt Laminate có khả năng chống mài mòn và đạt độ bền cao, thích hợp sử dụng cho các đồ nội thất như bàn, tủ, sàn nhà…
- Đa dạng hoa văn: Lớp phủ Laminate thiết kế với hoa văn, hình ảnh và màu sắc đa dạng.
- Dễ làm sạch: Bề mặt Laminate dễ vệ sinh lau chùi, không lo bám bẩn.
- Khả năng chống nước tốt: Lớp phủ Laminate không hoàn toàn chống nước nhưng có khả năng chống thâm một lượng nước nhỏ nhờ lớp resin.
- Kháng khuẩn: Một số sản phẩm Laminate trang bị tính năng kháng khuẩn, an toàn cho sức khỏe người dùng.
Bảo vệ bề mặt gỗ bằng gỗ công nghiệp phủ Acrylic
Một trong các lớp phủ bảo vệ nội thất nhà ở được ưa chuộng hiện nay là Acrylic. Đây là lớp bảo vệ bề mặt làm bằng chất liệu acrylic (PMMA – Polymethyl methacrylate). Vật liệu này thường được sản xuất dưới dạng sơn hoặc lỏng, sau đó quét lên bề mặt nội thất và sấy khô bằng tia UV để tạo lớp phủ cứng, bền. Những đặc điểm của loại lớp phủ có thể nhắc đến như:
- Độ bền cao: Lớp phủ Acrylic tạo nên bề mặt bóng hoặc mờ có độ bền cao, chống chịu va đập và mài mòn tốt. Từ đó bảo vệ bề mặt đồ nội thất luôn mới và đẹp trong thời gian dài.
- Tính thẩm mỹ cao: Chất liệu Acrylic có thể tạo ra nhiều hoa văn, màu sắc đa dạng, phù hợp với nhiều phong cách thiết kế.
- Dễ vệ sinh: Bề mặt phủ Acrylic ít bám bẩn, dễ lau chùi mà không cần dùng các loại chất tẩy rửa mạnh.
- Kháng hóa chất: Bề mặt Acrylic có thể chịu được tác động của nhiều loại hóa chất thông thường, giúp bảo vệ đồ nội thất khỏi sự ăn mòn khi sử dụng.
Bảo vệ bề mặt gỗ bằng gỗ công nghiệp phủ sơn (sơn bệt, PU, 2K)
Một sản phẩm bảo vệ bề mặt gỗ được nhiều người sử dụng là sơn phủ gỗ (sơn trang trí gỗ). Đến nay, trên thị trường có 3 loại sơn phủ phổ biến gồm:
- Sơn PU (Polyurethane): Là loại sơn đa dụng có độ bóng cao, tạo bề mặt mịn và bền đẹp. Ưu điểm của loại sơn phủ này là bền, chống nước tốt, chống mài mòn, dễ vệ sinh đồng thời làm màu gỗ trở nên bắt mắt hơn. Điểm hạn chế là cần có tay nghề cao, quá trình thi công phức tạp, thời gian khô lâu.
- Sơn bệt (NC – Nitrocellulose): Tạo lớp phủ có độ bóng vừa phải, thể hiện được màu sắc tự nhiên của gỗ sau khi hoàn thiện. Ưu điểm của loại sơn này là dễ thi công, mùi không mạnh, nhanh khô và giữ nguyên vẻ đẹp của gỗ. Nhược điểm là không chống nước tốt, độ bền kém hơn sơn PU nên phải bảo trì thường xuyên.
- Sơn 2K (Two-Component): Là hỗn hợp của thành phần sơn và chất đóng rắn. Khi kết hợp lại sẽ cho lớp sơn phủ cứng, bóng và bền. Điểm cộng của loại sơn 2K là chống nước, chống hóa chất tốt, độ bóng cao, bền đẹp, màu sắc ổn định và ứng dụng trên nhiều loại bề mặt. Điểm hạn chế là quá trình trộn sơn và thi công phức tạp, cần sử dụng biện pháp an toàn khi thực hiện.
Trên đây là chia sẻ chi tiết của FYNIC về các lớp phủ bảo vệ nội thất nhà ở được sử dụng phổ biến hiện nay. Mong rằng qua bài viết trên, người dùng sẽ hiểu rõ hơn về các loại chất liệu và chọn được sản phẩm bảo vệ bề mặt nội thất phù hợp nhất với nhu cầu.