Dán PPF ô tô là lựa chọn của nhiều người dùng hiện nay để bảo vệ và giữ cho sơn xe, nội thất luôn bền đẹp như mới mà không làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Trong bài viết sau đây, FYNIC sẽ hướng dẫn chi tiết cách dán PPF ô tô chuẩn quy trình, giúp bảo vệ xe hoàn hảo cũng như duy trì giá trị ban đầu cho “ngôi nhà thứ 2”.
Dán phim PPF ô tô là gì?
Phim PPF ô tô (Paint Protection Film) hay còn gọi phim bảo vệ sơn, là một lớp màng mỏng trong suốt làm từ các chất liệu urethane nhiệt dẻo đặc biệt. Film PPF thường được phủ lên trên bề mặt vỏ xe ô tô để bảo vệ lớp sơn nguyên bản khỏi những tác nhân xung quanh như: đá vụn, côn trùng, vết trầy xước, mảnh kim loại vụn, phân chim, tia UV…
PPF có thể sử dụng tại hầu hết các chi tiết bên ngoài của xe ô tô như mui xe, cản trước, chắn bùn, gương… và các vị trí khác. Nếu được thi công đúng cách, phim dán PPF sẽ gần như vô hình và không làm thay đổi màu sắc ban đầu cũng như độ hoàn thiện của lớp sơn xe trong thời gian dài sau khi sử dụng.
Phim bảo vệ sơn PPF được dán bằng phương pháp ướt. Người thi công sẽ dùng chất bôi trơn để dịch chuyển tấm phim đến vị trí chính xác, sau đó vuốt phẳng cố định PPF. Mặc dù thao tác trên có vẻ đơn giản nhưng để đảm bảo chất lượng thi công đạt đến độ hoàn hảo cần đòi hỏi tay nghề tỉ mỉ và độ chính xác của người thực hiện.
Công cụ dán PPF ô tô cần thiết
Trước khi thực hiện cách dán PPF ô tô chuẩn quy trình, người dán cần chuẩn bị đầy đủ các công cụ cần thiết. Việc này nhằm đảm bảo quá trình dán diễn ra suôn sẻ và tốn ít thời gian nhất.
Phim bảo vệ sơn PPF
Để đảm bảo hiệu quả sau khi dán, người dùng nên đầu tư loại phim bảo vệ sơn PPF chính hãng và cao cấp. Không nên vì tiết kiệm chi phí mà chọn phim dán giá rẻ sẽ không đảm bảo được chất lượng và dễ nhận lại kết quả không ưng ý. Hiện nay, phim PPF FYNIC là dòng sản phẩm được nhiều khách hàng lựa chọn và đánh giá cao trên thị trường.
Phim PPF FYNIC có khả năng bảo vệ vượt trội, độ trong suốt cao, giữ gìn vẻ đẹp và màu sắc vốn có của xe. Ngoài ra, sản phẩm này còn có khả năng tự phục hồi, chống thấm nước, cam kết không bị ố vàng, giúp kéo dài tuổi thọ và giá trị của ô tô.
Dung dịch bôi trơn bề mặt dán PPF
Đây là dung dịch có tác dụng làm ướt bề mặt để thuận tiện trong việc đặt và xoay tấm phim PPF vào đúng vị trí. Một số hướng dẫn dán PPF ô tô hiện nay có đề cập đến việc sử dụng nước rửa kính, nước rửa chén hoặc xà phòng thay cho dung dịch này. Tuy nhiên, việc này không được khuyến khích vì có thể làm hỏng bề mặt sơn xe. Chỉ nên dùng dung dịch vệ sinh bề mặt chuyên dụng dùng để dán PPF là an toàn nhất.
Dung dịch cồn, nước Isopropyl
Cần pha loãng cồn với nước isopropyl theo tỷ lệ 3/4 nước : 1/4 cồn và đựng trong chai xịt 250ml. Đây là dung dịch có công dụng làm sạch bề mặt xe ô tô.
Dao cắt chuyên dụng
Khi thực hiện dán PPF sẽ cần đến dao cắt chuyên dụng làm bằng thép không gỉ với phần lưỡi cắt bén, nghiêng 30 độ. Công cụ này giúp thao tác nhanh gọn và chính xác hơn.
Thước dây
Thước dây dùng để đo đạc kích thước của các bộ phận cần dán PPF và tấm phim dán. Việc này để đảm bảo không bị thiếu hay thừa phim dán.
Miếng gạt dán PPF ô tô
Miếng gạt dán PPF làm bằng PU mềm dẻo, được bo góc, với độ nghiêng trên 80 độ. Công cụ này để thực hiện thao tác gạt bỏ chất lỏng và làm phẳng phim PPF dễ dàng, thuận lợi hơn.
Khăn mềm Microfiber
Đây là loại khăn làm từ chất liệu vải dệt sợi microfiber có độ mềm mịn cao và không để lại bụi vải khi lau. Do đó, rất phù hợp để sử dụng khi dán PPF hoặc lau chùi xe, lau kính, lau nội thất…
Lưu ý gì trước khi dán PPF ô tô?
Nơi dán PPF ô tô
Hãy đảm bảo rằng nơi thực hiện dán PPF phải sạch thoáng, không bụi bẩn và có đầy đủ ánh sáng với đèn chiếu chuyên dụng. Nếu tự dán PPF tại nhà thì không nên thực hiện ngoài trời vì rất dễ bị bám bụi bẩn khiến lớp màng sần sùi, kém thẩm mỹ.
Thời gian dán PPF ô tô
Không như dán PPF điện thoại, cách dán PPF ô tô sẽ tốn nhiều thời gian hơn, cụ thể:
- Dán PPF ô tô cần từ 1 – 2 ngày cho toàn bộ xe. Đây là thời gian tiêu chuẩn với đội thi công giỏi tay nghề từ 3 – 4 người thực hiện.
- Trong trường hợp người không chuyên tự dán có thể mất đến 4 – 5 ngày.
Vệ sinh xe ô tô và chuẩn bị bề mặt
Trước khi tiến hành dán PPF, cần chuẩn bị bề mặt dán bằng cách rửa sạch bụi bẩn bám trên vỏ xe. Tiếp theo là dùng các dung dịch tẩy ố để loại bỏ chất ô nhiễm có trên thân vỏ hoặc những vị trí đặc biệt như tay nắm cửa, bệ bước, viền, hốc gió, ca lăng…
Điều cần chú ý trong bước này là phải rửa sạch toàn bộ mọi chất bẩn mà quá trình lau rửa thông thường không thực hiện được. Nếu trên vỏ xe có dính hắc ín, bụi sơn hay nhựa cây… có thể dùng găng tay đất sét kết hợp cùng chất bôi trơn để loại bỏ hoàn toàn các chất gây ô nhiễm bề mặt. Đây là công đoạn tốn thời gian nhưng bắt buộc phải thực hiện kỹ lưỡng để đảm bảo kết quả dán PPF như mong muốn.
Thực hiện loại bỏ độ ẩm
Sau khi hoàn tất bước vệ sinh cần tiến hành lau khô xe bằng khăn microfiber sạch. Lưu ý, tuyệt đối không dùng khăn thông thường, khăn lô để tránh bám sợi vải trên xe. Ngoài ra cũng có thể dùng máy thổi cầm tay để đảm bảo không còn vết nước hoặc vết bẩn nào bám trên bề mặt cần dán.
Quy trình dán PPF ô tô chi tiết và chuẩn xác
Chuẩn bị đầy đủ thiết bị, công cụ cần thiết
Trước khi thực hiện cách dán PPF ô tô, bạn cần đảm bảo có đủ các công cụ và vật liệu sau:
- Phim bảo vệ sơn PPF
- Khăn lau Microfiber
- Miếng gạt PPF
- Dung dịch bôi trơn chuyên dụng (hoặc có thể pha dung dịch Johnson Baby pha với nước)
- Bình xịt
- Máy sấy tóc hoặc súng nhiệt
- Cồn isopropyl 70%
- Dao cắt PPF
- Băng keo giấy
- Chổi quét lông mềm
Chuẩn bị xe ô tô
Đầu tiên, cần rửa và lau khô xe để đảm bảo bề mặt vỏ xe không còn bụi bẩn hay mảnh vụn. Sau đó sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng thấm vào khăn microfiber để vệ sinh thật sạch các vị trí sẽ dán PPF.
Tiếp theo, dùng đất sét tẩy bụi nếu trên vỏ xe còn sót lại bụi sơn, cặn khoáng nước mưa hay hắc ín nhựa đường… Bước này sẽ loại bỏ hoàn toàn các chất bẩn trên bề mặt xe và đảm bảo độ bám dính của màng phim bảo vệ sơn xe PPF khi thi công.
Đo, cắt và định vị phim PPF
Ở bước này, sử dụng thước dây để đo kích thước của các khu vực cần dán PPF, rồi dùng dao cắt tấm phim có kích thước tương ứng. Lưu ý nên cắt thừa vài cm mỗi bên mép phim để dự trù lỗi tiềm ẩn nếu có.
Tiến hành pha dung dịch bôi trơn
Khi dán PPF ô tô, nhà sản xuất khuyến khích người thi công sử dụng các dung dịch bôi trơn chuyên dụng để đảm bảo tối đa hiệu quả. Tuy nhiên, nếu muốn tiết kiệm chi phí thì có thể pha dung dịch bôi trơn bằng dầu tắm em bé Johnson Baby và nước sạch. Lưu ý tuyệt đối không dùng nước rửa kính, nước rửa chén hoặc xà phòng để bôi trơn.
Cách pha dung dịch rất đơn giản, chỉ cần đổ từ 3 – 5 giọt Johnson Baby vào 300 ml nước rồi trộn đều. Tiếp theo, xịt dung dịch vừa pha hoặc dung dịch bôi trơn chuyên dụng lên khắp bề mặt sẽ dán phim PPF. Điều này sẽ cho bề mặt độ trơn trượt nhất định. Nhờ đó, thuận tiện cho việc điều chỉnh PPF trong quá trình định vị phim.
Định vị cố định phim PPF
Nhẹ nhàng bóc lớp bảo vệ phía sau mặt phim PPF và xịt đều dung dịch bôi trơn lên màng phim lẫn bề mặt xe chuẩn bị dán. Sau đó, tiến hành áp tấm PPF lên xe, lưu ý không đặt cả tấm lớn lên mà áp từng vị trí nhỏ rồi mới đến vị trí lớn. Tiếp theo, căn chỉnh tấm PPF với các cạnh và đường viền sao cho vừa vặn với vị trí cần dán.
Gạt dung dịch bôi trơn dưới màng PPF
Khi tấm phim PPF đã ở vị trí phù hợp, dùng miếng gạt cao su đẩy nhẹ nhàng để loại bỏ dung dịch bôi trơn bên dưới lớp màng bảo vệ sơn. Sau đó, bắt đầu từ vị trí trung tâm rồi di chuyển gạt về phía các cạnh theo các đường chồng chéo nhau. Chú ý thao tác tay thật đều và theo một chiều cố định. Bước này sẽ giúp PPF bám chặt vào bề mặt.
Làm nóng, kéo căng phim PPF
Tại những vị trí có đường cong phức tạp như tay nắm cửa, cản trước hay ốp chắn bánh xe… cần dùng đến súng nhiệt hoặc máy sấy tóc để làm nóng lớp màng PPF. Điều này sẽ giúp tấm phim bảo vệ trở nên co giãn hơn và dễ kéo dài linh hoạt.
Tiếp theo, nhẹ nhàng kéo căng tấm phim PPF cho vừa vặn với đường cong của xe ô tô. Cẩn thận không kéo phim quá căng hoặc hơ phim quá nóng vì có thể làm hỏng, rách phim. Tốt nhất là nên chọn mức sấy nóng trung bình với phim dán PPF.
Cắt phim thừa, gấp mép mí PPF
Dùng dao cắt PPF chuyên dụng nghiêng một góc tối thiểu 20 độ và cẩn thận cắt bỏ các mép phim thừa, lưu ý chừa lại khoảng 3cm quanh các cạnh gấp. Sau đó, sử dụng miếng gạt nhét các cạnh bên dưới của tấm thân xe hoặc vòng đệm để tạo nên điểm kết thúc liền mạch cho tấm phim. Với nếp gấp mí ở ngay cạnh bo tròn thì có thể khía nhiều đường ngắn trên tấm phim để tạo bo góc tròn đẹp hơn.
Kiểm tra xe sau khi dán PPF ô tô
Sau khi hoàn thành công đoạn dán, cần kiểm tra chất lượng toàn bộ phim PPF để xem còn tồn tại nếp nhăn, bong bóng khí hay bất kỳ khuyết điểm nào trên bề mặt phim không. Nếu phát hiện lỗi, hãy nhẹ nhàng nhấc lớp màng phim lên và thực hiện dán lại. Tiếp tục dùng tấm gạt cao su làm phẳng các khuyết điểm và sấy nóng lại để hoàn tất.
Chăm sóc xe ô tô sau khi dán PPF ô tô
Để giúp phim PPF sử dụng dụng lâu dài hơn, cần tránh rửa xe trong 2 – 3 ngày sau khi dán. Ngoài ra, tránh để xe tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa mạnh có độ axit cao vì chúng sẽ làm hỏng lớp màng PPF. Nếu muốn tăng thêm độ bóng cho xe, người dùng có thể phủ thêm lớp Ceramic hoặc xịt Sealant định kỳ để giữ độ trong suốt và khả năng bảo vệ của phim PPF.
Kinh nghiệm giúp bạn tự dán PPF ô tô hiệu quả tại nhà
Để thực hiện cách dán PPF ô tô tại nhà đạt kết quả tốt nhất, hãy tham khảo một số kinh nghiệm sau đây:
- Làm sạch bề mặt xe tuy đơn giản nhưng là yếu tố quan trọng quyết định việc dán PPF thành công hay không.
- Chất lượng của dung dịch bôi trơn có ảnh hưởng đến chất lượng dán, do đó cần đảm bảo bình xịt luôn sạch sẽ trong suốt quá trình thi công.
- Hạn chế việc kéo giãn tấm phim không đều vì có thể khiến phim dễ bị hỏng hơn. Khi cần dán phim theo đường cong, cần kéo màng PPF một cách cẩn thận và đồng đều ở tất cả các hướng. Tránh nâng màng phim lên quá cao sau khi kéo căng để hạn chế tạo bọt khí.
- Khi gạt dung dịch bôi trơn, chỉ cần đè nhẹ nhàng, không nên dùng lực quá mạnh. Duy trì lực gạt đồng đều và theo một chiều nhất định để ngăn ngừa sự di chuyển của màng phim PPF.
- Nên di chuyển tấm gạt nước theo chiều từ trên xuống, nét sau chồng lên nét trước để loại bỏ hoàn toàn dung dịch và hơi ẩm còn mắc lại bên dưới tấm phim dán.
- Sau khi màng PPF đã khô, dùng khăn microfiber lau sạch phần dung dịch bôi trơn còn sót lại trên bề mặt phim.
- Đối với bề mặt xe có những vết bẩn cứng đầu nên dùng cồn isopropyl 70% hoặc dung dịch tẩy ố chuyên dụng để làm sạch.
Cách chăm sóc ô tô sau khi dán PPF ô tô
Chăm sóc và bảo dưỡng cẩn thận sau khi thực hiện cách dán PPF ô tô sẽ tăng độ bền, tuổi thọ cho tấm phim dán. Sau đây là một vài gợi ý để chăm sóc ô tô hiệu quả hơn:
- Giữ yên tình trạng xe trong ít nhất 48 giờ sau khi dán để đảm bảo khi dán phim PPF ô tô đã bám dính trên bề mặt. Đồng thời hạn chế di chuyển trong khoảng 1 tuần để phim bảo vệ sơn định hình hoàn hảo.
- Cần tránh bất kỳ tác động va đập nào lên bề mặt dán PPF ô tô trong khoảng thời gian đầu sau khi dán.
- Thời gian khô của PPF có thể chịu tác động bởi nhiệt độ thấp hoặc độ ẩm cao. Nếu phát hiện có một vài bong bóng bên dưới màng phim trong thời gian này thì đừng quá lo lắng vì chúng có thể biến mất khi lớp keo khô hoàn tất.
- Nếu cần rửa xe nên dùng tay để loại bỏ bụi bẩn và mảnh vụn. Tránh rửa xe bằng súng áp lực cao ngay sau khi dán PPF ô tô.
- Sử dụng xà phòng tẩy rửa nhẹ và găng tay sợi mềm, không nên dùng bàn chải hay hóa chất mạnh để tránh làm hỏng màng phim.
- Sau khi rửa xe, hãy dùng khăn microfiber lau sạch nước đọng trên bề mặt tấm phim PPF ô tô.
- Nên kiểm tra lớp phim PPF định kỳ để phát hiện kịp thời các dấu hiệu hư hỏng như vết nứt, vết trầy xước, rách mép… và tìm cách khắc phục. Các loại PPF có khả năng tự phục hồi với các vết trầy xước nhỏ có thể tự biến mất khi gia nhiệt bằng máy sấy, nước ấm hoặc phơi dưới ánh nắng mặt trời.
- Nên đặt lịch tư vấn với các đơn vị thi công PPF chuyên nghiệp có dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng xe.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách dán PPF ô tô tại nhà chuẩn quy trình mà FYNIC tổng hợp chia sẻ. Nếu Quý Khách hàng có nhu cầu tìm đến dịch vụ dán PPF ô tô chuyên nghiệp để tiết kiệm thời gian và yên tâm hơn về chất lượng, thẩm mỹ thì hãy liên hệ với FYNIC để được tư vấn chi tiết và báo giá phù hợp với nhu cầu.